
Thế nhưng cũng trong mùa GS 1971 này, bài Giáng Sinh Tối Ám ra đời. Giai điệu bài hát do tôi nghịch đàn và bấm các note nhạc trái tai, nghe rã rời, nghịch ngạo, nên phải tìm lời cho hợp giai điệu.
Bạn hãy tưởng tượng 1 đoạn phim, bắt đầu bằng nhân vật chính trong cơn say, đi lang thang trong đêm Giáng Sinh:
Đêm Giáng Thế tối ám,
Tôi bước vội trong đêm Giáng Thế tối ám,
Nghe rã rời nhịp chân đi trong bơ vơ.
Giáng Sinh đêm hoang vu, bóng một mình, đếm bước dưới phố.
Giáng Sinh đêm cô đơn, người vật vờ, say nghiêng ngửa vấp ngã.
Để tìm sự an ủi, anh ta vào 1 giáo đường:
Đêm Giáng Thế tối ám,
Tôi bước vào quì bên dưới chiếc thánh giá.
Ngôi giáo đường trang nghiêm như trong cơn mơ,
Nhưng bao phủ quanh anh nghe vẫn như là những lời trách cứ … có lẽ do ám ảnh trước đó anh đã phạm một lỗi lầm lớn:
Tiếng xôn xao âm u, rót vào tai tiếng nói trách cứ.
Đám đông trông xa xưa, lạnh lùng như chiếc thánh giá trắng xoá.
Những người đang ở trong giáo đường, những lời hát, cầu nguyện không giúp đỡ gì được cho anh, niềm đau của anh vẫn sắc buốt và bất tận:
Rồi lời hát cất lên không ngừng,
Nguyện cầu vút thoát vang giáo đường,
Thanh âm đều đều nghe sắc buốt,
Ôi bất tận niềm đau cuối cùng.
Anh trốn chạy ra ngoài, và câu cuối hé lộ nguyên nhân niềm đau: người yêu đã đi lấy chồng
Đêm Giáng Thế tối ám,
Tôi trốn chạy trong đêm Giáng Thế tối ám,
Tan vỡ môt niềm tin ôi sao mong manh,
Nghe nói rằng đêm nay em bước theo chồng.
Bài hát không nói tại sao tình yêu không thành: anh cư xử không tốt với người yêu? 2 người không hợp tính tình ? ảnh hưởng chung quanh: gia đình, bạn bè, nghèo giàu … ? Câu chuyện và lý do đổ vỡ không rõ ràng như chuyện tình Lan và Điệp …
Chất liệu cho lời ca:
Những muà Giáng Sinh trước
Năm 1968, 1969 là những năm ở nhà tập thể sinh viên. Muà lễ GS, tụi sinh viên NZ về nhà hết trọi. Tuy vẫn có bạn VN gặp nhau, nhưng muà lễ làm mọi đứa nhớ nhà, như ông Nguyễn Văn Thương tả trong bài hát Đêm Đông (1939):
Đêm Đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa.
Đêm Đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương.
Đêm Đông, ta lê bước chân phong trần tha hương.
Có ai thấu tình cô lữ đêm Đông không nhà?
hay ông Thế Lữ trong bài thơ Giây phút chạnh lòng (1936):
Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan.
Trong lúc gần xa pháo nổ ran.
Rũ áo phong sương trên gác trọ.
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.
Nhưng đêm GS đó, tôi lang thang ngoài phố, nhìn mọi người vui vẻ mà thấy mình thật lạc loài.
Giáo đường: Giáng sinh đó, tôi theo gia đình Bill dự lễ, lần đầu tiên tôi được tham dự 1 buổi lễ.
Say: Đêm trừ tịch 31-12 Bill kéo tôi đến nhà những người bạn, nhà nào cũng uống. Đến trời mờ sáng cả hai mới về nhà, say khướt.
Dù Giáng Sinh này, tôi sống trong 1 gia đình và tham gia các sinh hoạt GS của người NZ, nhưng cảm giác sống ngoài lề xã hội vẫn luôn luôn có đó. Về lâu dài, và trong vòng dưới 1 năm, địa bàn của tôi sẽ là Việt Nam. Xã hội đó, văn hoá đó, những con người sống ở đó … mới là nơi tôi thiết lập những quan hệ lâu dài. Tất cả những gì ở NZ rồi sẽ là những “đám đông xa xưa”, không thông cảm được tình cảm suy nghĩ của 1 thanh niên chưa tìm thấy mình … những cảm giác tha hoá vẫn luôn luôn có đó …
Các trình bày